Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Phở gà Hà Nội chuẩn công thức gia truyền

Cùng học bí quyết nấu phở gà Hà Nội chuẩn theo công thức gia truyền để đãi cả nhà thưởng thức hoặc kinh doanh quán phở truyền thống đắt khách theo hướng dẫn dưới đây của Đầu Bếp Gia Đình! Phở gà Hà Nội đậm đà hương vị truyền thống Phở gà Hà Nội đúng chuẩn vị với nước dùng thanh ngọt đặc trưng, sự kết hợp gia vị hài hoà, cân bằng vị giác quyện cùng bánh phở mềm mại thơm ngon khiến bất kỳ ai thưởng thức cũng xiêu lòng. Một buổi sáng mùa Thu se lạnh mà ngồi ăn một bát phở gà nóng hổi, đủ rau sống, hành, tiêu, vừa ăn vừa hít hà thì còn gì bằng. Để nấu phở gà Hà Nội chuẩn vị không dễ dàng, bạn phải có nhiều bí quyết từ chọn nguyên liệu, ninh xương, cho đến cách sử dụng gia vị,… Hãy cùng bắt đầu với  công thức nấu phở gà  độc đáo sau: Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gà ta: 1 con Xương heo hoặc xương gà: 1kg Chọn gà mái tơ khoảng 1,2kg – 1,5 kg. Nếu nếu tại nhà bạn có thể thay bằng ức gà hoặc đùi gà đều được. Bánh phở: đủ ăn Gừng: 1 củ Hành tây: 1 củ Hoa hồi: 2 hoa Quế: ...
Các bài đăng gần đây

Vì sao nên mở tiệc tại gia thường xuyên vào cuối tuần?

Vì sao nên mở tiệc tại gia thường xuyên vào cuối tuần? Cuộc sống hiện đại với quá nhiều sự bận rộn, ai ai cũng tất bật với công việc riêng của mình nên đôi khi, bữa cơm gia đình có đầy đủ tất cả các thành viên trở nên thật khó khăn. Sau một tuần học tập, làm việc mệt nhọc thì những bữa tiệc nho nhỏ ngày cuối tuần chính là lúc mọi người có thể gắn kết và gần gũi nhau hơn, tái tạo lại năng lượng đã mất. Cùng Bếp Gia Đình – Hướng Nghiệp Á Âu điểm qua một số lợi ích khi bạn thường xuyên mở tiệc vào cuối tuần tại nhà. Gắn kết các thành viên trong gia đình hơn Phần lớn những gia đình thành thị đều ít khi có đầy đủ các thành viên để dùng cơm tối với nhau thường xuyên. Khi ấy, những bữa tiệc ngày cuối tuần không chỉ giúp thay đổi khẩu vị sau những ngày “cơm hàng cháo chợ” mà còn giúp các thành viên trong gia đình thêm phần gắn kết hơn vì được thưởng thức những món ăn vừa hấp dẫn, vừa lạ miệng. Không có gì dễ dàng hơn để chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống, công việc khi cả nhà c...

Nấu ăn dặm – sẽ không còn “khó nhằn”

Nấu ăn dặm – sẽ không còn “khó nhằn” Để việc nấu các món ăn dặm cho bé trở nên đơn giản hơn, Bếp Gia Đình – Hướng Nghiệp Á Âu sẽ mách bạn một số bí quyết chăm sóc tốt nhất cho sự phát triển của bé trong giai đoạn ăn dặm như sau: Lựa chọn thực phẩm phù hợp Do hệ tiêu hoá và bài tiết của các bé còn non nên bạn không thể cho bé ăn các loại thực phẩm như người trưởng thành mà cần có sự lựa chọn kỹ càng. Thực phẩm dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi ăn dặm của bé là trái cây, rau củ, phô mai, thịt, trứng luộc và các loại cá tươi. Nên tránh các loại đồ ăn có nhiều đường, muối và các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn ngoài hàng quán vì vừa không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé vừa không an toàn sức khỏe. Không cho bé ăn mật ong đến khi bé đủ 1 tuổi. Để chắc chắn về các loại thực phẩm, bạn cần tìm hiểu kỹ càng về hương vị, cách chế biến và nếm thử trước khi cho bé ăn. Để bé ăn ngon miệng hơn, bạn cần chú ý trong khâu lựa chọn thực phẩm phù hợp Thời gian ăn dặm thích hợp Thời gian ăn buổi s...

Để đời sống vợ chồng thực sự được thăng hoa

Để đời sống vợ chồng thực sự được thăng hoa Bước vào đời sống hôn nhân, không ít cặp vợ chồng còn nhiều bỡ ngỡ. Với những cặp sống lâu năm cùng nhau, việc hâm nóng và duy trì tình cảm là không hề dễ dàng. Cuộc sống, công việc, con cái, các mối quan hệ xã hội khác khiến cho tình cảm vợ chồng đôi lúc bị nguội lạnh. Để đời sống vợ chồng thăng hoa, có rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó là sự đồng điệu về sở thích, sinh hoạt hàng ngày. Hãy cùng khám phá một số bí quyết sau, bạn nhé! 1. Không than thở quá nhiều Nhiều cặp vợ chồng thường không biết trút “nỗi niềm” của mình lên ai khác ngoài người bạn đời. Điều này giúp bản thân mỗi người có thể giải tỏa stress, nhưng lại vô tình truyền đi năng lượng không tốt cho người kia. Việc tỏ ra mệt mỏi, than thở quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến người kia (Ảnh: internet) Bạn không nên than thở, càu nhàu quá nhiều về công việc, các mối quan hệ xã hội. Nếu một vài lần thì không sao, ngày nào cũng trở về nhà với gương mặt ủ rũ và những câu c...

Người bệnh gan nên ăn gì?

Người bệnh gan nên ăn gì? Gan được xem như nhà máy chế biến thực phẩm thành các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể. Các bệnh về gan, nhất là viêm gan, ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống.  Gan được xem như nhà máy chế biến thực phẩm thành các chất dinh dưỡng cần thiết cung cấp cho cơ thể. Các bệnh về gan, nhất là viêm gan, ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống. Để việc chữa trị bệnh đạt hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, kiêng khem hợp lý. Khi mắc bệnh về gan, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị. Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh tình mau hồi phục hơn. Cùng Bếp Gia Đình – Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu về các loại thực phẩm người bệnh nên ăn để hỗ trợ tốt...

Canh mướp Nhật

Canh mướp Nhật Mướp Nhật còn có tên gọi khác là quả lặc lày, một loại quả được trồng nhiều ở Hòa Bình. Mướp này có xuất xứ từ Nhật và được trồng ở nước ta rất lâu nên nhiều người vẫn gọi với cái tên mướp Nhật. Cách nấu canh mướp Nhật nhồi thịt Bước 1: Mướp Nhật mua về bạn đem đi rửa sạch, sau đó bạn cắt bớt hai đầu quả rồi lại cắt đôi ngang quả, nạo bỏ phần ruột. Bước 2: Cà rốt bạn gọt sạch vỏ, sau đó lấy 1/2 cắt hạt lựu. Phần còn lại bạn tỉa hoa trang trí cho món canh đẹp mắt hơn. Bước 3: Nấm hương, mộc nhĩ bạn đem ngâm nước cho nở, rồi sau đó bạn đem rửa sạch, cắt nhuyễn. Hành lá và mùi tàu bạn cũng rửa sạch, cắt nhỏ. Cho tất cả vào một cái đĩa. Bước 4: Thịt heo lúc mua bạn nên chọn miếng có cả mỡ lẫn nạc, sau đó bạn đem băm hoặc xay nhuyễn. Ướp vào thịt 1/2 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng canh nước mắm. Để tăng độ kết dính cho thịt, bạn cũng có thể cho thêm 50 gram giò sống và giảm bớt lượng gia vị ướp vì trong giò sống thường đã có sẵn muối. Cho thị...

Bánh pía sầu riêng

Bánh pía sầu riêng Bánh pía là món bánh nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng, mê hoặc nhiều người bởi hương vị tuyệt vời của sầu riêng, đậu xanh và trứng muối hòa quyện với nhau. Cách làm bánh pía sầu riêng Phần vỏ bánh: Bước 1: Rây mịn bột mì và bột nở trong một cái âu sạch, vun bột thành 1 cái núi nhỏ, rồi khoét một lỗ ở giữa núi bột. Bước 2: Cho đường, nước, dầu ăn và mỡ nước vào lỗ vừa khoét rồi nhào đến khi bột dẻo, quyện sánh vào nhau. Để bột nghỉ khoảng 30 phút, sau đó bạn đem cân và chia bột ra làm 12 phần đều nhau. Trộn các nguyên liệu để làm phần vỏ bánh lại với nhau Phần nhân bánh: Bước 1: Ngâm lòng đỏ trứng muối với một chút rượu mai quế lộ (hoặc rượu trắng) trong khoảng 15 phút để khử mùi tanh rồi đem đi hấp chín. Bước 2: Đậu xanh sau khi ngâm 3 tiếng, bạn đem hấp chín mềm rồi giã hoặc cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Trộn đều đậu xanh xay nhuyễn với đường rồi bắc lên bếp, để lửa nhỏ, cho dầu vào chung rồi xào đến khi đậu xanh hơi khô thì cho thịt sầu riêng vào...