Để việc nấu các món ăn dặm cho bé trở nên đơn giản hơn, Bếp Gia Đình – Hướng Nghiệp Á Âu sẽ mách bạn một số bí quyết chăm sóc tốt nhất cho sự phát triển của bé trong giai đoạn ăn dặm như sau:
Lựa chọn thực phẩm phù hợp
Do hệ tiêu hoá và bài tiết của các bé còn non nên bạn không thể cho bé ăn các loại thực phẩm như người trưởng thành mà cần có sự lựa chọn kỹ càng. Thực phẩm dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi ăn dặm của bé là trái cây, rau củ, phô mai, thịt, trứng luộc và các loại cá tươi. Nên tránh các loại đồ ăn có nhiều đường, muối và các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn ngoài hàng quán vì vừa không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé vừa không an toàn sức khỏe. Không cho bé ăn mật ong đến khi bé đủ 1 tuổi. Để chắc chắn về các loại thực phẩm, bạn cần tìm hiểu kỹ càng về hương vị, cách chế biến và nếm thử trước khi cho bé ăn.
Thời gian ăn dặm thích hợp
Thời gian ăn buổi sáng bắt đầu từ lúc 6h – 6h30 phút, 10h ăn trưa, ăn tối lúc 18h, không có giờ ăn vặt giữa buổi cố định mà sẽ ăn những loại trái cây mềm cùng với gia đình. Nếu bé dưới 1 tuổi, bạn hãy cho bé bú thêm sữa mẹ.
Nắm rõ một số lưu ý cần thiết khi cho bé ăn dặm
Ăn dặm chính là gợi hứng thú của bé trong bữa ăn, để bé cảm thấy vui vẻ và hào hứng v
ới các loại thực phẩm đa dạng khác ngoài sữa mẹ. Để bé luôn cảm thấy thích thú việc ăn uống, mẹ cần:
Tạo không khí bữa ăn thật vui vẻ, thoải mái; tâm trạng mẹ cần vui cười và kiên nhẫn với bé.
Không ép buộc bé ăn nếu bé đã từ chối.
Giúp bé tập trung vào việc “ăn” để bé có thể cảm nhận được trọn vẹn mùi vị của thức ăn bạn đã chuẩn bị, tuyệt đối không được vì muốn cho bé ăn mà cho bé sử dụng đồ chơi điện tử trong bữa ăn sẽ dễ hình thành thói quen xấu cho bé. Từ đó bé sẽ tò mò muốn nếm thử các mùi vị khác và sẽ cảm thấy hào hứng mỗi khi đến bữa ăn.
Áp dụng nhiều phương pháp nấu nướng khác nhau khi chế biến món ăn cho bé như luộc, hầm, kho, xào, hấp cách thủy, nướng, trộn… đến đa dạng các loại thực phẩm và màu sắc.
Không giữ một cấu trúc độ thô thực phẩm trong thời gian lâu mà nên chuyển đổi dần dần sau khi bé đã được làm quen với việc nhai thức ăn và ăn thành thạo tránh việc bé cảm thấy chán một món nào đó.
Các món xốt, món phụ (trái cây, bánh ngọt…) cũng góp phần không nhỏ trong việc để bé hứng thú với bữa ăn hơn.
Lựa chọn dụng cụ ăn phù hợp với bé để tránh bé cảm thấy đau cho dụng cụ cứng, nên chọn những loại có màu sắc sặc sỡ hoặc hình thù dễ thương. Việc trang trí bữa ăn đầy màu sắc cũng khiến bé chỉ tập trung nhìn mãi phần ăn không rời.
Dành thời gian tìm hiểu kỹ các đặc điểm của từng phương pháp ăn dặm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, đồng thời áp dụng các kiến thức khoa học thực tiễn để hiểu rõ lý do vì sao có những đặc điểm đó, từ đó chọn lọc những điểm phù hợp với hoàn cảnh thực tế của bé yêu nhà mình.
Tham gia một lớp học nấu ăn gia đình
Để chuẩn bị tốt nhất quá trình ăn dặm của bé, ngoài việc tham khảo kinh nghiệm, ý kiến của bạn bè, người thân, sách báo… bạn còn có thể sắp xếp thời gian tham gia một lớp học nấu ăn gia đình để được các chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn về việc lựa chọn, sử dụng các loại thực phẩm; phương pháp nấu nướng khoa học để giữ được hương vị tự nhiên nhất của nguyên liệu; chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng độ tuổi ăn dặm của bé… để từ đó bạn không cảm thấy bỡ ngỡ khi bé đến độ tuổi ăn dặm.
Trên đây là một vài kinh nghiệm đúc rút được trong quá trình nuôi con, qua đó đưa ra những điều cần tránh khi cho bé ăn dặm giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bé.
Chúc bạn thành công với phương pháp này và chúc con bạn mau ăn chóng lớn.
The post Nấu ăn dặm – sẽ không còn “khó nhằn” appeared first on Đầu Bếp Gia Đình.
Nguồn: https://daubepgiadinh.vn/kinh-nghiem-cho-tre-an-dam
Nhận xét
Đăng nhận xét